Connect with us

Nên dạy con kỹ năng ứng phó sự cố từ sớm

Chia sẻ

Nên dạy con kỹ năng ứng phó sự cố từ sớm

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta không lường trước được sự cố hoặc những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra đặc biệt đối với trẻ em. Do đó, việc trang bị cho các em một kỹ năng cơ bản để ứng phó với sự cố không chỉ giúp bảo vệ bản thân mà còn giúp các em rèn luyện sự tự tin và khả năng đối phó với những tình huống nguy hiểm.

Chị Nguyễn Thị Trúc (TP. HCM) cho biết: “Ban đầu tôi rất lo lắng khi dạy con mình gọi điện thoại khẩn cấp vì sợ bé còn nhỏ không ghi nhớ được số điện thoại. Nhưng khi tình huống xảy ra thì bé đã làm theo những gì tôi dạy một cách kịp thời, nhờ vậy mà chúng tôi đã tránh được những tổn thất đáng tiếc”.

 Anh Trần Bá Dũng (TP. HCM) cho biết: “Tôi có một cậu con trai 6 tuổi, vào một ngày đi du lịch với gia đình thì con trai tôi bị lạc ở một nới rất đông người, nhờ sự dạy dỗ khi bé còn nhỏ nên bé đã tự động tìm đến chỗ an toàn, tìm bảo vệ và nhờ bác bảo vệ liên hệ với số điện thoại của tôi. Điều này tôi rất tự hào về con vì đã biết cách giữ bình tĩnh, không hoảng loạn và xử lý tình huống một cách thông minh”.

ThS Trần Hương Thảo (Chuyên gia Tâm lý) chia sẻ khi con độ khoảng 6 tuổi trở lên đã được đi học, quá trình đi học cũng như tiếp xúc nhiều hơn thì trẻ sẽ có được những kinh nghiệm để xử lý tình huống. Khi trẻ càng lớn thì các kỹ năng phòng vệ sẽ trở nên phức tạp hơn bởi vì những mối nguy hiểm với trẻ sẽ trở nên khó lường hơn. Vì vậy việc dạy cho trẻ từ lúc còn nhỏ và mình phải tăng dần mức độ phức tạp lên theo độ tuổi của trẻ là một điều vô cùng cần thiết, cần có những giáo án rõ ràng theo từng giai đoạn, độ tuổi để phù hợp với sự tiếp nhận của trẻ.

Thời điểm nào nên bắt đầu dạy con kỹ năng ứng phó sự cố

Việc dạy con các kỹ năng ứng phó với sự cố nên bắt đầu càng sớm càng tốt, tùy theo độ tuổi và khả năng nhận thức của trẻ. Dưới đây là gợi ý theo từng giai đoạn phát triển:

Từ 3–5 tuổi – Giai đoạn mầm non:

Ở độ tuổi này, các bé bắt đầu có ý thức nên bạn có thể dạy con những kỹ năng cơ bản như: Nhận biết người lạ và cảnh báo nguy hiểm.

  • Tên bố mẹ, số điện thoại, địa chỉ nhà.
  • Cách gọi người lớn giúp đỡ khi bị lạc (bảo vệ, cô chú công an, nhân viên siêu thị…).
  • Phản xạ khi có cháy (cúi thấp, bịt mũi, tìm lối thoát).

Để các bé dễ tiếp thu, bạn có thể chơi một số trò chơi giả định như Trò chơi “Ai là người lạ?”.

Bạn có thể sử dụng một số hình ảnh người thân, người lạ, bác sĩ, chú công an và hỏi bé “Người này con có nên đi theo không?”, “Con nên nói gì nếu có người lạ đến gần?”

Hoặc ba mẹ cũng có thể hỏi con những tình huống cơ bản như “Đi lạc” tại siêu thị, công viên. Hãy hỏi con “Con sẽ làm gì?”, “Con nhớ số điện thoại ba/mẹ không?”, “Ai có thể giúp con?”

Từ 6–10 tuổi – Giai đoạn tiểu học:

Giai đoạn này trẻ đã có tư duy logic cơ bản, hiểu mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Bé cũng bắt đầu ý thức được nguy hiểm, nhưng vẫn thích khám phá, hành động bốc đồng.

Ở tuổi này bé đã có khả năng ghi nhớ và làm theo hướng dẫn tốt hơn. Vì thế, bạn có thể hướng dẫn bé  các kỹ năng nâng cao hơn như:

  • Cách thoát hiểm khi bị cháy ở nhà/trường.
  • Ứng phó khi bị người lạ dụ dỗ.
  • Cách băng bó vết thương đơn giản.
  • Cách xử lý khi bị bắt nạt ở trường.
  • Khi nào cần gọi 113, 114, 115 và cách gọi đúng

Từ 11–15 tuổi – Giai đoạn THCS:

Đây là giai đoạn dậy thì nên bé sẽ có nhiều xáo trộn trong tâm lý, muốn khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh. Bắt đầu có tư duy phản biện, muốn tự lập, nhưng dễ dao động trước áp lực đồng trang lứa. Trẻ dễ xấu hổ, sợ bị phán xét. Đây cũng là giai đoạn trẻ có thể chịu trách nhiệm cho hành vi của mình nếu được hướng dẫn tốt.

Các kỹ năng phù hợp cho giai đoạn này là những kỹ năng chủ động giải quyết tình huống như

  • Sơ cứu cơ bản (cầm máu, xử lý gãy xương nhẹ, điện giật…).
  • Phân tích tình huống nguy hiểm và tự đưa ra quyết định.
  • Ứng phó với bạo lực học đường, quấy rối, tai nạn giao thông.
  • Quản lý cảm xúc khi hoảng loạn hoặc bị đe dọa.

Cách dạy: Thảo luận thẳng thắn, thực hành qua tình huống giả định, học nhóm, mô phỏng bằng video clip, trao quyền cho trẻ tự phân tích và quyết định.

Từ 16 tuổi trở lên – Giai đoạn THPT:

Học các kỹ năng độc lập và hỗ trợ người khác:

  • Sơ cứu nâng cao (hô hấp nhân tạo, gọi cấp cứu đúng cách).
  • Kỹ năng phòng tránh tội phạm công nghệ, lừa đảo qua mạng
  • Ứng phó trong thiên tai, tai nạn tập thể.
  • Quản lý rủi ro khi đi xa, sống tự lập.

Cách dạy: Đưa tình huống thực tế, tổ chức các buổi học kỹ năng ngoài trời, hoặc cho trẻ tham gia khoá học sơ cứu, tự vệ, kỹ năng sống độc lập.

Các chuyên gia khuyến cáo ngoài việc dạy trẻ cách ứng phó với sự cố trong các tình huống thực tế, các bậc phụ huynh nên thường xuyên dành thời gian đưa các em đến những buổi diễn tập hoặc giả lập tình huống khẩn cấp để trẻ có thể luyện tập và có được phản xạ nhanh chóng.

 

 

Click to comment

Leave a Reply


Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Chia sẻ

Bài mới

Lịch

Tháng 5 2025
H B T N S B C
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031  

Facebook

To Top