Connect with us

Làm sao để hòa hợp giữa con riêng của vợ và con riêng của chồng

Bài nổi bật

Làm sao để hòa hợp giữa con riêng của vợ và con riêng của chồng

Câu chuyện con anh, con em, con chúng ta là câu chuyện muôn thuở của những cặp đôi “rổ rá cạp lại”. Nếu như hôn nhân đã phức tạp, thì mối quan hệ giữa các cặp đôi này lại càng phức tạp hơn khi có sự xuất hiện của con cái đôi bên.

Việc làm sao hòa hợp với gia đình mới, làm sao cho các con sống chan hòa với nhau là vấn đề gây nhức nhối cho nhiều gia đình tái hôn. Và câu chuyện Người Thứ 3 tuần qua cũng xoay quanh vấn đề này.

Tái hôn khi cả hai đều có con riêng

Người Thứ 3 tuần này xoay quanh câu chuyện của chị B, một người mẹ đơn thân vừa ly hôn cách đây 6 tháng và có một bé gái 6 tuổi. Trước đây, chị có quen một người khoảng hơn một năm thì mang thai. Trong lúc chuẩn bị kết hôn thì anh này lại ngoại tình. Từ đó, chị quyết định làm mẹ đơn thân.

Chị B bắt đầu kể về mối quan hệ mới sau 6 năm cho tiến sĩ Tô Nhi A. Gạt bỏ chuyện tình cũ chị B đi làm để nuôi con gái và rồi chị gặp người mới. Chỉ sau vài tháng quen nhau, chị B và người này quyết định tiến tới hôn nhân. Lý do mà chị B đưa ra quyết định nhanh như vậy là vì cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương không chỉ với chị mà cả con gái. Chị vẫn tin rằng mình chọn đúng người, khi anh cũng có một đứa con riêng 8 tuổi.

Ban đầu, hai người cùng thống nhất sẽ yêu thương cả hai bé như con ruột nhưng sau một thời gian chung sống anh và mẹ chồng lại có sự thiên vị. Sau những lần hai bé tranh giành đồ chơi, chị B có nói chuyện với chồng, nhưng anh nhất quyết bênh con mình và cho rằng chị B và bé gái con chị sai. Mẹ chồng chị B thường xuyên la mắng và xem bé như người xa lạ. Sau nhiều chuyện xảy ra, chị B quyết định nói rõ mọi chuyện với chồng và mẹ. Không được nhận lại sự đồng cảm, mẹ con chị B lại bị hắt hủi nhiều hơn.

Hôn nhân tan vỡ vì mâu thuẫn và bạo hành

Chị B chia sẻ thêm: “Khi tôi mang thai gần 3 tháng, chồng và mẹ rất vui, tôi thầm nghĩ có lẽ đứa con này sẽ hàn gắn lại tình cảm gia đình. Nhưng đâu lại vào đấy, chồng lại muốn tôi đưa con gái về ở với ngoại vì kinh tế không đủ. Tôi không đồng ý vì chẳng muốn xa con, rồi qua nhiều lần cãi vã, chồng đánh đập tôi khiến tôi sảy thai”. 

Chị B quyết định ly hôn vì không muốn cả con gái và mình phải chịu nhiều tổn thương.

Nghe xong câu chuyện, tiến sĩ Tô Nhi A đặt câu hỏi: “Anh ta phản ứng như thế nào khi em không giữ được con?”. Chị B trả lời: “Anh ấy vẫn cảm thấy bình thường và có lẽ anh cũng không cần đứa con trong bụng tôi lúc đó. Mẹ chồng thì không yêu thương mà luôn nói những lời cay độc”.

Tiến sĩ Tô Nhi A phân tích: “Đầu tiên chị vẫn ủng hộ việc em ly hôn vì nó liên quan đến yếu tố bạo hành. Bên cạnh đó lại bạo hành trong thời gian thai kỳ chuyện sai hay đúng chị không nói đến. Nhưng rõ ràng tiêu chí quan trọng nhất để chúng ta được sống thì lại quá nguy cơ. Tuy nhiên, ủng hộ không đồng nghĩa với việc mình hoàn toàn trắng án hay không có một vai trò gì trong một sự đổ vỡ. Vì nếu em không nhận ra được mấu chốt này thì dù em có bước vào mối quan hệ với ai sau này, hạnh phúc cũng không đến với em và con.

Chị vẫn cảm giác rằng khoảng cách giữa em và con chồng nó rất mênh mông mà chính em cũng không muốn bước tới. Khi em nhìn ra được đứa trẻ này nhiều tâm tư, nhưng mình lại để cho nó trôi đi. Mỗi lần đứa trẻ đó bùng lên cái tâm tư của mình bằng trận ẩu đả với con mình thì mình cũng chỉ đưa ra lời đề nghị rằng: “Đừng đánh em”, “Đừng giành đồ chơi với nhau”. 

Nhưng mình lại không cho đứa trẻ đó thấy được rằng, nó đang được bảo vệ với tư cách là một bà mẹ từ phía mình. Nếu như mình chỉ nhìn thấy những tổn thương của con mình mà lại không thật sự tích cực để giải quyết tổn thương của đứa trẻ bên kia thì em không thể nào có gia đình con chung, con riêng được”.

Tiến sĩ Tô Nhi A khuyên: “Bản năng bảo vệ con của em rất lớn, nó lớn đến mức khiến bản thân mình hơi vụng về trong việc dàn xếp mối quan hệ của những đứa trẻ. Điều này phải cần đủ sự tỉnh táo để nhận ra, sau này mình có những phản ứng nó an toàn cho mọi người,để cùng nhau ngồi lại chấp nhận giải quyết vấn đề. Chị vẫn nghĩ rằng mọi hành trình mà chúng ta trải qua đều mang lại những giá trị nhất định, điều chúng ta cần làm là nhìn vào những giá trị đó để trưởng thành”.

Làm sao để con chung và con riêng có thể sống chung với nhau

Hòa hợp với con riêng của chồng hoặc vợ là một thách thức không nhỏ, nhưng với sự kiên nhẫn và chân thành, bạn có thể xây dựng một mối quan hệ gắn bó và tích cực. Dưới đây là một số cách giúp bạn làm điều đó:

1. Hiểu và Tôn Trọng Cảm Xúc của Con

  • Đừng cố thay thế vai trò bố/mẹ ruột: Điều quan trọng là không ép con phải xem bạn như bố/mẹ. Hãy để con tự cảm nhận và phát triển mối quan hệ theo cách tự nhiên.
  • Chấp nhận cảm xúc tiêu cực: Nếu con tỏ ra lạnh nhạt hoặc phản đối, đừng vội buồn. Đó là phản ứng bình thường khi con cảm thấy bị đe dọa hay lo lắng mất đi tình yêu từ bố/mẹ ruột.
  • Lắng nghe và thấu hiểu: Đôi khi, con cần một người để trút bầu tâm sự hơn là một người ra lệnh hay dạy bảo.

2. Giao Tiếp Chân Thành và Cởi Mở

  • Xây dựng sự tin tưởng: Hãy trò chuyện với con như một người bạn, lắng nghe mà không phán xét.
  • Tránh áp đặt tình cảm: Đừng liên tục hỏi rằng con có yêu quý mình hay không. Thay vào đó, hãy tập trung vào những hành động nhỏ thể hiện sự quan tâm.
  • Tạo cơ hội để con chia sẻ: Đặt những câu hỏi nhẹ nhàng như: “Con thấy thế nào về chuyện này?” hoặc “Có điều gì con muốn nói với cô/chú không?”
  1. Tìm Điểm Chung và Tạo Hoạt Động Chung

  • Chia sẻ sở thích: Tìm hiểu về sở thích của con và tham gia vào những hoạt động con yêu thích, như chơi thể thao, nấu ăn, hoặc xem phim.
  • Tạo thói quen gia đình: Những buổi dã ngoại, cùng nấu ăn hay chơi trò chơi có thể giúp gắn kết tình cảm mà không tạo áp lực.
  1. Kiên Nhẫn và Tôn Trọng Không Gian Cá Nhân

  • Đừng vội vàng: Đừng kỳ vọng con sẽ yêu quý mình ngay lập tức. Mối quan hệ này cần thời gian để xây dựng và bền vững.
  • Tôn trọng không gian riêng: Con có thể cần thời gian để làm quen với sự hiện diện của bạn. Đừng xâm phạm vào không gian riêng của con nếu con chưa sẵn sàng.
  1. Đừng Quên Vai Trò của Người Bạn Đời

  • Thống nhất trong cách nuôi dạy: Cả hai cần thảo luận và thống nhất về cách ứng xử với con để tránh mâu thuẫn.
  • Hỗ trợ tinh thần: Người bạn đời nên là cầu nối để giúp con hiểu rằng bạn không phải là mối đe dọa mà là người đồng hành mới.

Làm sao để có thể hòa hợp với con riêng của chồng/vợ

Việc con riêng của chồng và con riêng của vợ không hòa hợp là một vấn đề khá phổ biến trong các gia đình tái hôn. Dưới đây là một số cách giúp bạn giải quyết tình huống này một cách khéo léo và hiệu quả:

  1. Tạo Không Gian Chung và Riêng Biệt

  • Tôn trọng sự khác biệt: Hãy hiểu rằng mỗi đứa trẻ đều có cá tính và nền tảng gia đình khác nhau, vì vậy việc hòa nhập không phải lúc nào cũng dễ dàng.
  • Dành thời gian chung: Hãy tạo ra những hoạt động mà cả hai bên cùng tham gia, như đi dã ngoại, nấu ăn hoặc xem phim. Điều này giúp các con có cơ hội làm quen và chia sẻ với nhau.
  • Tạo không gian riêng: Đôi khi, việc bắt buộc các con gắn kết quá nhanh có thể gây phản tác dụng. Hãy để chúng có không gian riêng để tránh cảm giác bị ép buộc.
  1. Giao Tiếp và Lắng Nghe

  • Khuyến khích bày tỏ: Đừng ngần ngại khuyến khích con chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình. Đôi khi, các con cảm thấy ghen tị hoặc lo lắng mất đi tình cảm từ bố mẹ ruột.
  • Lắng nghe không phán xét: Khi con chia sẻ, hãy lắng nghe mà không trách móc hay đưa ra phán xét. Điều này giúp con cảm thấy an toàn khi bộc lộ cảm xúc thật.
  • Giải thích về tình huống: Hãy giúp các con hiểu rằng bố mẹ vẫn yêu thương chúng như trước, và sự xuất hiện của người mới không làm thay đổi điều đó.
  1. Đặt Quy Tắc Chung nhưng Linh Hoạt

  • Đồng nhất trong cách nuôi dạy: Bố và mẹ cần thống nhất các nguyên tắc trong gia đình để tránh xung đột.
  • Điều chỉnh linh hoạt: Nếu con cảm thấy khó chịu với một số quy tắc mới, hãy cùng thảo luận để tìm ra giải pháp hợp lý.
  1. Xây Dựng Tình Cảm Từ Từ

  • Không ép buộc yêu thương: Đừng cố gắng tạo ra một gia đình “hạnh phúc” ngay lập tức. Tình cảm cần thời gian để phát triển.
  • Khuyến khích tinh thần đoàn kết: Thay vì nhấn mạnh “con của anh” hay “con của em”, hãy tạo cảm giác mọi người là một gia đình.

Người Thứ 3 được phát sóng định kỳ vào lúc 20h Thứ Ba hàng tuần trên kênh YouTube Jet TV Show.

Click to comment

Leave a Reply


Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Bài nổi bật

Bài mới

Lịch

Tháng 4 2025
H B T N S B C
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930  

Facebook

To Top