Cha mẹ tin rằng, mình nhìn nhận rõ hơn về đối tượng phù hợp cho con mình trong quá trình hẹn hò, tiến tới hôn nhân. Vì thế, không ngần ngại đặt ra tiêu chuẩn chọn người yêu theo khuôn mẫu để áp đặt lên con cái. Tuy nhiên, việc can thiệp quá mức vào câu chuyện tình cảm sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng giữa con cái và gia đình.
Bà L.T. L (TP.HCM) chia sẻ: “Tôi từng đổ vỡ trong chuyện hôn nhân, nên tôi rất kĩ và khó khi chọn vợ chồng cho con cái. Kết hôn phải lấy người gia cảnh rõ ràng, công việc ổn định”.
Chị N.T.N.H (TP.HCM) chia sẻ: “Mỗi lần nói về người yêu, tôi cảm giác mình phải đối mặt cuộc thẩm vấn từ cha mẹ, cha mẹ luôn có những tiêu chuẩn riêng về người yêu từ gia đình, công việc, học tập,… Tôi chỉ mong ba mẹ tôn trọng sự lựa chọn của tôi, và cho tôi quyền lựa chọn dựa trên cảm xúc và sự kết nối với nhau”.
Thạc sĩ Trần Hương Thảo (Chuyên gia Tâm lý) chia sẻ: “Ba chữ “Đặt tiêu chuẩn” mang hàm ý ngưỡng ép, áp đặt, yêu cầu. Và đương nhiên việc ngưỡng ép gây ra xung đột. Đó chính là nguyên nhân gây tiêu cực giữa cha mẹ và con cái. Thậm chí, các bạn sẽ phản kháng kịch liệt gây đến gia đình tan vỡ. Phụ huynh nên có sự mở lòng, tiếp nhận đối tượng có mối quan hệ cảm xúc với con. Tìm hiểu kĩ về ưu điểm, nhược điểm trước khi phán xét, để cùng nhau hòa hợp, chia sẻ với con qua những cuộc nói chuyện bình đẳng. Hạn chế dùng những từ có sức nặng về áp đặt khi trò chuyện với con về chủ đề tiêu chuẩn chọn người yêu”.
Tuy nhiên, xét ở một mặt nào đó, cha mẹ là người đi trước, có trải nghiệm hơn so với các bạn trẻ. Do đó, cách nhìn nhận vấn đề có thể chính xác hơn. Vì thế, thay vì phản đối căng thẳng, các bạn trẻ có thể xem ý kiến của ba mẹ như một cách tham khảo để tìm đúng người bạn đời đáng tin cậy.
Ngược lại, cha mẹ cũng nên khéo léo tư vấn, tránh áp đặt và can thiệp quá sâu và cuộc sống của con cái. Điều này có thể gây ra những mâu thuẫn không đáng có.
Mặt lợi và hại của việc áp đặt tiêu chuẩn chọn người yêu hoặc kết hôn cho con:
Mặt lợi:
- Hỗ trợ từ kinh nghiệm sống:
Cha mẹ có thể đưa ra các tiêu chuẩn dựa trên kinh nghiệm sống của mình, giúp con tránh các mối quan hệ không lành mạnh hoặc những lựa chọn sai lầm có thể gây tổn thương lâu dài.
- Định hướng giá trị gia đình:
Việc áp đặt tiêu chuẩn giúp con hiểu được những giá trị truyền thống hoặc nguyên tắc gia đình mà cha mẹ mong muốn được duy trì trong cuộc sống hôn nhân.
- Tăng khả năng ổn định trong hôn nhân:
Các tiêu chuẩn liên quan đến kinh tế, học vấn hoặc nhân cách có thể giúp đảm bảo sự ổn định về tài chính và tinh thần trong cuộc sống sau này.
- Hạn chế các rủi ro xã hội:
Cha mẹ thường lo lắng về các mối quan hệ với người có tiền sử xấu hoặc hành vi không phù hợp. Việc áp đặt tiêu chuẩn giúp con tránh xa những nguy cơ này.
Mặt hại:
- Áp lực tinh thần cho con:
Việc áp đặt tiêu chuẩn có thể khiến con cảm thấy bị kiểm soát, mất tự do trong việc lựa chọn người bạn đời, dẫn đến căng thẳng và xung đột trong mối quan hệ gia đình.
- Lựa chọn không xuất phát từ tình cảm:
Khi con buộc phải lựa chọn theo tiêu chuẩn của cha mẹ, mối quan hệ dễ trở nên gượng ép, thiếu tình yêu thực sự, dẫn đến hôn nhân kém hạnh phúc.
- Khó hòa nhập giữa các thế hệ:
Tiêu chuẩn của cha mẹ có thể không phù hợp với thế hệ trẻ, đặc biệt trong bối cảnh xã hội thay đổi nhanh chóng, khiến con cảm thấy bị lỗi thời hoặc không được thấu hiểu.
- Làm giảm sự tự tin và khả năng quyết định của con:
Việc bị áp đặt liên tục khiến con dễ phụ thuộc vào ý kiến người khác và thiếu khả năng tự đưa ra quyết định trong các vấn đề quan trọng của cuộc sống.
- Nguy cơ phá vỡ mối quan hệ cha mẹ – con cái:
Nếu tiêu chuẩn đặt ra quá khắt khe hoặc không thực tế, con có thể cảm thấy bị xa lánh hoặc không được cha mẹ tôn trọng, dẫn đến khoảng cách tình cảm ngày càng lớn.
Kết luận:
Áp đặt tiêu chuẩn cho việc chọn người yêu hay kết hôn có thể mang lại lợi ích nhất định trong việc định hướng, nhưng cần được thực hiện một cách khéo léo và tôn trọng ý kiến cá nhân của con. Quan trọng hơn, cha mẹ nên tập trung vào việc giáo dục con các giá trị cốt lõi, trang bị kỹ năng đánh giá và lựa chọn bạn đời phù hợp, thay vì áp đặt tiêu chuẩn cứng nhắc.