Đọc - Ăn - Chơi

Làm gì khi bé hay ốm vặt, viêm hô hấp kéo dài

Published on

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì mỗi năm, trên thế giới có đến hàng triệu trẻ em tử vong do viêm hô hấp. Trong đó, các bệnh phổ biến như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản và viêm phổi.

Các bệnh đường hô hấp có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ. Đặc biệt là việc lạm dụng thuốc kháng sinh để điều trị, vô tình gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Vậy làm thế nào để phòng ngừa viêm đường hô hấp, nhất là ở thời điểm giao mùa hay thời tiết thay đổi thất thường?

Bổ sung dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng

Là chuyên gia trong chương trình Bác Sĩ Nhi Khoa, Tiến sĩ – Bác sĩ Lê Nguyễn Uyên Chi cho biết, đề kháng là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút và vi nấm. Trong cơ thể chúng ta có hai loại là đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được. Trong đó, đề kháng tự nhiên là từ các kháng thể có trong sữa mẹ khi trẻ được sinh ra đời, và đề kháng này không được kéo dài mà giảm dần sau 6 tháng tuổi.

Đề kháng thu được là đề kháng có được khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh ở môi trường bên ngoài thì cơ thể sẽ sản sinh ra các miễn dịch đặc hiệu, chống lại các tác nhân gây bệnh, vi khuẩn hay vi rút. Đề kháng thu được có thể từ việc tiêm, hoặc uống vacxin hoặc qua các chế phẩm.

Đối với trẻ em, có sức đề kháng tốt giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, giúp trẻ chống lại bệnh tật, ít bị nhiễm trùng, ít bị viêm đường hô hấp,… Ngược lại, khi trẻ có đề kháng yếu rất dễ mắc bệnh, hồi phục chậm có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa. Các dấu hiệu nhận biết trẻ em có sức đề kháng yếu như: dễ mắc bệnh, nhạy cảm với môi trường, biếng ăn, khó hấp thu…

Trẻ từ 6 tháng đến 3, 4 tuổi sẽ dễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa. Sau 3, 4 tuổi, trẻ bắt đầu có hệ miễn dịch hoàn chỉnh. Tuy nhiên, các yếu tố bên ngoài tác động như ô nhiễm môi trường, sự thay đổi khí hậu, dinh dưỡng, vận động, sinh hoạt hoặc việc dùng thuốc kéo dài có thể làm giảm sức đề kháng của trẻ. Làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm đường hô hấp do đề kháng kém có thể kéo dài đến hơn 6 tuổi”, Tiến sĩ – Bác sĩ Lê Nguyễn Uyên Chi chia sẻ.

Theo chuyên gia, cha mẹ cần chú ý khuyến khích trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay, súc mũi, súc họng thường xuyên cũng như vệ sinh môi trường xung quanh trẻ. Trẻ cần được bổ sung để tăng cường miễn dịch không đặc hiệu, bổ sung dinh dưỡng cân đối, uống đủ nước, ngủ đủ giấc và có các sinh hoạt thể thao đầy đủ.

Ngoài ra, cha mẹ có thể bổ sung thêm cho trẻ các vi chất, vitamin, Beta Glucan. Lớp khác, có thể bổ sung miễn dịch đặc hiệu thông qua vắc xin bằng việc tiêm vắc xin ngừa phế cầu, não mô cầu và cúm. Đối với những chủng vi khuẩn hoặc vi rút chưa có vắc xin, thì ‘ly giải vi khuẩn’ là một phương pháp để tăng cường hệ miễn dịch đặc hiệu, chống lại các bệnh về hô hấp trên và hô hấp dưới. Ly giải vi khuẩn đã được ứng dụng vào các sản phẩm như viên ngậm, giúp tự đề kháng cho trẻ, cải thiện tình trạng ốm vặt, cải thiện tình trạng hay bị bệnh khi trẻ đi học”, bác sĩ nói.

Bác sĩ nhi khoa được phát sóng định kỳ lúc 17h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV7.

Click to comment

Copyright by Vui Sống -Publish & Editor Phương Uyên - Web by Ricky